Project Output vs Outcome đều là kết quả trực tiếp từ một project (dự án) và có sự tương đồng nhất định. Nhiều bạn vẫn đang hiểu lầm rằng chúng là như nhau.
Ví dụ: Trong một dự án phần mềm, các thành viên nhóm dự án đều cho rằng output vs outcome chỉ là một mà thôi. Nghĩa là chỉ cần làm ra một phần mềm theo đúng yêu cầu của khách hàng đưa ra, và nó chạy được là được.
Ở ví dụ trên là “đầu ra” mà các thành viên nhóm phát triển phần mềm hình dung ra. Họ chưa nghĩ đến trải nghiệm, sự thỏa mãn của khách hàng hay là phần mềm đó mang lại lợi ích gì cho người sử dụng.
Tuy nhiên, Project Output vs Outcome có sự khác nhau về khái niệm và cách nó được sinh ra, cùng phân biệt để tránh việc tạo ra được output nhưng lại không tạo ra outcome kỳ vọng nhé.
Nội dung chính
Project Output là gì?
- Được tạo ra từ một dự án, ví dụ một sản phẩm hay một dịch vụ. Khi một dự án hoàn thành thì output được tạo ra.
- Project Output thường là hữu hình, dễ nhận thấy được và dễ dàng đo lường.
- Tuy nhiên, output không phải là lý do mà dự án đó là cần thiết phải thực hiện.
Project Outcome là gì?
- Được sinh ra từ output. Tuy nhiên, việc hoàn thành một dự án và tạo ra output cũng chưa chắc đã tạo ra outcome.
- Project Outcome mang lại lợi ích trực tiếp cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
- Project Outcome thường là vô hình, khó nhận thấy được và khó đo lường hơn.
- Mặc dù vậy, outcome lại chính là lý do mà dự án đó được cho là cần thiết phải thực hiện.
Đôi khi vì những lý do nào đó (như chạy deadline, nhiều bugs, …), chúng ta thường quá tập trung vào output mà quên đi hoặc thậm chí không quan tâm tới outcome, cái mà khách hàng của chúng ta thực sự mong muốn.
Xem thêm: Tại sao outcome lại quan trọng hơn output?
Vậy nên, ngay từ đầu project chúng ta cần lưu ý, định nghĩa rõ về output vs outcome giữa các thành viên trong team dự án, stakeholders, sponsor, …
Cho dù output có thể bị thay đổi cho tới cuối dự án, nhưng outcome không nên bị ảnh hưởng.
Những ví dụ về Project Output vs Outcome
Project | Output | Outcome |
Chiến dịch tiêm Vắc xin Covid-19 | – Số lượng người đã tiêm đầy đủ mũi thứ 2. – Số lượng người tiêm mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4, …). – Tỉ lệ tiêm chủng của các địa phương trong cả nước. | – Nâng cao ý thức chung trong phòng chống dịch Covid-19. – Vắc xin giúp mọi người an tâm hơn khi học tập, làm việc. – Giảm áp lực lên hệ thống Y tế khi số ca nhập viện hoặc ca nặng giảm đáng kể. |
Phần mềm ghi chú | Phần mềm cho iOS và Android có các tính năng cơ bản như: – Tạo danh sách ghi chú dạng text hoặc checklist. – Nhắc nhở. – Tạo ghi chú nhanh từ nội dung Email. | – Đầu óc thảnh thơi, không phải khi nào cũng nhớ nhớ quên quên. – Tạo ghi chú nhanh giúp tiết kiệm thời gian để làm việc khác. – Cải thiện hiệu quả công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống. |
Lời kết
Như vậy, dù Project Output vs Outcome đều là kết quả có được của một project nhưng chúng lại khác nhau về khái niệm và cách nó được sinh ra. Hy vọng bài viết ngắn này sẽ giúp bạn hiểu hơn và phân biệt được sự khác nhau giữa Project Output vs Outcome. Cảm ơn bạn đã ghé Blog Nghiinfo.